Không ít anh chị sẽ đặt ra câu hỏi đó khi có tìm hiểu kênh đăng báo đúng không ạ? Và câu trả lời của em là “nên đăng mỗi báo một bài” bởi:
Thứ nhất - tiết kiệm tiền bạc
Anh chị đều biết, chi phi viết bài thường rất nhỏ (như của em thì chỉ tầm 500k), trong khi đó, đăng bài PR trung bình thấp nhất có giá từ 4 – 5 triệu). Nghĩa là, chi phí viết không đáng kể so với chi phí đăng bài (huhu ).
Như vậy, nếu “cố” thêm một khoản kinh phí nhỏ để thu lại lợi ích như sức lan truyền rộng hơn, hấp dẫn, đa dạng, ghi khắc thương hiệu tốt hơn..v..v….thì theo em nghĩ, cũng xứng đáng hơn nhiều. Đây là khoản đáng chi.
Thứ hai - Uy tín hơn
Khi thương hiệu anh chị xuất hiện ở nhiều trang báo khác nhau. Mặc nhiên trong tâm niệm của người độc giả khi đang đọc báo này, chuyển sang đọc báo kia, “gặp lại” tên tuổi nhãn hàng, công ty anh chị sẽ là “thương hiệu này khá tốt, báo nào cũng nói về thương hiệu này cơ mà”.
Thậm chí, trong trường hợp, độc giả có biết rõ “mười mươi” là anh chị bỏ tiền PR cho thương hiệu của mình đi nữa, họ cũng thầm “ngưỡng mộ” về khả năng tài chính, ăn nên làm ra của anh chị (Nhiều tiền đi làm thương hiệu –> Hàng bán chạy, nhiều người mua -> Hàng tốt).
Thứ ba – Sức thuyết phục cao hơn
Thường một người đọc nhiều báo, ai quan tâm đến vấn đề gì, họ sẽ đọc tất các mục có liên quan tới vấn đề đó ở tất cả các báo lớn thường xuyên, ví dụ BĐS chẳng hạn.
Vì vậy, khi viết mỗi bài/ 1 báo, thì lượng thông tin họ tiếp cận sẽ nhiều hơn. Có thể bài báo đầu tiên khách hàng chưa thuyết phục, chưa tin do cách đặt vấn đề hay thông tin cung cấp chưa “đánh trúng tâm lý”, nhưng sau đó, khi đọc tới bài viết thứ hai hay thứ ba, có thể khách hàng sẽ cảm thấy tâm đắc. Họ sẽ quyết định sử dụng sản phẩm - dịch vụ của anh chị. Thậm chí, có không ít trường hợp bạn bè em kể với em rằng, ban đầu họ cũng không có dự tính mua sản phẩm nhưng do đọc báo thấy PR nhiều quá nên tò mò, nảy ý định “dùng thử xem sao”.
Ngoài ra, việc đăng bài khác nội dung như vậy cũng giúp cho độc giả nhìn nhiều, đọc nhiều sẽ nhắc nhớ thương hiệu của anh chị nhiều hơn, lâu hơn.
Thứ tư - Tiếp cận độc giả theo chiều sâu
Mặc dù về cơ bản, khi đăng bài, các anh chị đều lựa chọn các báo có cùng nhóm đối tượng trung tâm giống nhau. Tuy nhiên, mỗi báo có một lượng độc giả mang tính đặc thù khác nhau, yêu cầu riêng về phong cách, “giọng điệu” cũng khác nhau. Do vậy, muốn “giật tít” câu view trên báo đó để nhiều người quan tâm, thì nội dung PR phải biến hóa liên tục dựa trên “gu thưởng thức” của độc giả báo đó. Việc viết một bài đăng nhiều báo sẽ không có được sự tiếp cận theo chiều sâu như thế.
Thứ 4 - Phục vụ SEO
Vấn đề này chắc chắn các anh chị đều đã biết. Xuất hiện ở các báo lớn, với thứ hạng và uy tín cao và link đến website là một trong những cách hỗ trợ SEO rất tốt. Và đương nhiên, càng nhiều nguồn báo khác nhau ( đương nhiên nội dung cũng phải khác nhau) thì càng được đánh giá cao hơn. Anh chị có thểm tham khảo thêm một số hình thức như đặt thêm link ẩn mỗi bài viết để tăng hiệu quả làm SEO hơn nữa.
Thứ 5 - Làm cho Profile thương hiệu “sang hơn”
Thông thường, sau khi đăng bài PR trên báo, hầu hết các anh chị đều tận dụng những thông tin nguồn báo đã PR để phục vụ chiến dịch quảng bá khác. Ví dụ như up lên fanpge hay đăng lên website ( Mục góc báo chí nói về chúng tôi).
Khi trích dẫn càng nhiều nguồn báo chí khác nhau nói về thương hiệu, thì tâm lý chung của khách hàng khi truy cập website/ fanpage của anh chị sẽ thấy tin tưởng hơn.
Nhiều anh chị khách hàng hiện nay cũng thường sử dụng chính nội dung đăng báo để đi chạy quảng cáo facebook ads. Và việc thay đổi nội dung thường xuyên cũng giúp cho anh chị có nhiều nội dung hơn để phục vụ công việc quảng cáo khác, nội dung tươi mới giúp thu hút khách hàng hơn.
Vậy nếu viết mỗi bài nhiều báo thì nên đăng như nào cho hợp lý?
Theo em, nên viết mỗi báo một bài và đăng cách nhau tối thiểu một tuần, cũng có thể hai tuần/ 1 lần. Tuy nhiên, mức 1 bài / 1 tuần là đối với các anh chị có khả năng về tài chính, còn nếu eo hẹp hơn nữa, anh chị cũng phải đăng tầm 1 tháng/ 1 bài, không để thời gian cách nhau quá lâu.
Làm sao để độc giả ở các báo có thể đọc được hết nội dung các bài, tạo sự liền mạch được?
Điều này anh chị cũng không cần quá lo lắng. Bởi như em đã nói, một độc giả quan tâm tới một vấn đề, sẽ thường tìm đọc ở tất cả các báo.
Ngoài ra, còn có một cách, giúp các anh chị có thể khiến các bài viết của mình móc xích vào nhau, để ai quan tâm có thể đọc được hết đó là: có kế hoạch chuẩn bị nội dung trước, thông thường, em sẽ tư vấn các anh chị cài cắm nội dung, tạo sự liên kết, khiến người đọc giả tò mò, tự nguyện tìm kiếm bài viết đã đăng trước đó. Ví dụ như cách thức tóm tắt ngắn gọn 1 phần nội dung bài trước hay bài thứ hai sẽ cài cắm link ẩn, click về bài thứ nhất, hoặc, bài thứ hai sẽ “úp mở” tiếp để gợi mở sự tò mò cho bài viết thứ ba ( theo kiểu “ hồi sau sẽ rõ”)….
Nguyễn Toan